2022-03-07 18:09:35asdjvje

Khủng hoảng kinh tế là gì? Các tác động của khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế luôn là nỗi ác mộng của bất kỳ nền kinh tế quốc gia nào, thậm chí là cả thế giới. Đây là điều không mong muốn của chúng ta bởi nó sẽ tác động đến rất nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Vậy bạn đã hiểu rõ về khủng hoảng kinh tế là như thế nào chưa. Nếu vẫn không có nhiều hiểu biết về vấn đề này thì hãy mau bổ sung về nó thông qua bài viết dưới đây.

1. Khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng khủng hoảng mà nền kinh tế đang phải đối mặt, nó rất khó để kiểm soát, mọi thứ đang rối loạn, kéo theo sự sụt giảm trầm trọng của nền kinh tế quốc gia và khu vực đó. Các hoạt động kinh doanh là đối tượng bị kéo theo hàng đầu, gây nên sự suy thoái, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Khủng hoảng kinh tế không phải là hiếm gặp, nó đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử rồi. Và cũng kéo dài khá lâu, thời gian để hồi phục nền kinh tế của quốc gia, khu vực đó sau khủng hoảng cũng không hề ngắn.

Cùng nhìn lại xem những khủng hoảng kinh tế thế giới đã trải qua - Open End

Có thể nói khủng hoảng kinh tế không phải là thứ đột nhiên xuất hiện, nó là vấn đề trong chu kỳ kinh tế của một quốc gia hay khu vực. Chỉ cần đủ điều kiện và thời điểm thì nó chắc chắn sẽ bộc phát ra. Chính vì vậy các lãnh đạo và nhà kinh tế cần phải có kiến thức chung  và hiểu thấu về nó để đưa ra các chính sách, đường lối ứng biến kịp thời để hạn chế rủi ro và tổn thất gây ra bởi khủng hoảng kinh tế.

2. Các loại khủng hoảng

2.1 Khủng hoảng thừa

Khủng hoảng thừa là loại khủng hoảng kinh tế khi các sản phẩm nào đó được sản xuất ra vượt quá lượng cầu cần thiết trên thị trường. Điều này sẽ khiến giá cả sản phẩm đó trượt mạnh, tồn kho quá lâu và rất kho để bán ra. Các cơ sở sản xuất bị đình trệ, buộc phải cho công nhân nghỉ vì không bán được hàng, tình trạng thất nghiệp tăng, nguy cơ phá sản cao, đời sống bị ảnh hưởng mạnh,...

Tôi sẽ lấy một trường hợp thực tế cho các bạn dễ hình dung. Vào năm 2020 khi dịch covid hoành hành đã gây nên sự gián đoạn giao thông giữa các tỉnh. Người nông dân đã sản xuất nhiều và không thể lưu thông để bán sản phẩm được, gây nên sự khủng hoảng trầm trọng đối với ngành này của nước ta. Chính vì vậy bạn mới hay thấy trên tivi có các hoạt động giải cứu lương thực cho người nông dân đấy. Một hoạt động khá nổi đó là giải cứu thanh long. Điều này một phần là do covid 19, một phần là do bà con chúng ta đã tăng gia sản xuất mà không chú ý đến nhu cầu và điều kiện thị trường lúc bấy giờ, đẩy lượng cung quá cao so với lượng cầu. Từ đó mới gây nên sự đáng tiếc thế này.

Dù ví dụ trên ảnh hưởng chưa lớn đến nền kinh tế tổng thể nhưng may là nó đã kịp xử lí. Bởi chỉ cần 1 đóm lửa nhỏ có thể tạo nên 1 đám cháy cực kỳ lớn.

2.2 Khủng hoảng thiếu

Đây là dạng khủng hoảng trái ngược với khủng hoảng thừa. Nó xảy ra khi lượng cầu của hàng hóa, sản phẩm lại vượt trội nhiều so với lượng cung. Số lượng sản phẩm, hàng hóa trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những cảnh báo

Một số nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là dân số tăng quá nhanh, các nguồn tài nguyên không thể đáp ứng đủ và dần cạn kiệt theo thời gian. Hoặc cũng có thể là do khâu sản xuất của các nước vẫn còn quá kém, chưa được tối ưu nên sản lượng thấp. Hậu quả của khủng hoảng thiếu chính là vật giá sẽ bị đẩy lên mức độ cực cao. Đồng tiền sẽ dần mất đi giá trị vốn có của nó, gây nên hiện tượng lạm phát, bước đầu dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong tương lai.

Ngoài ra còn có khủng hoảng nợ mà tôi chưa đề cập đến nhưng có lẽ bài viết đã quá dài rồi. Các bạn có thể đọc thêm về nó ở https://toptradingforex.com/tag/kienthuckinhdoanh/ . Ngoài nó ra thì còn có thêm 1 số kiến thức tuyệt vời khác cho dân kinh tế.