Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca
1. Phật Thích Ca là ai?
>> Xem chi tiết: https://adidaphat.gn.com.vn/dao-phat
1.1. Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca
Theo sách của đại hòa thượng Thích Minh Châu - một vị đạo gia có nhiều năm nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Trong một đầu sách của đại sư viết về tiểu sử Đức Phật. Ông viết Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra vào ngày rằm tháng tư năm 623 (TNC) trước Công Nguyên ở tại Lăng Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ là một vùng hiện tại là biên giới giữa Ấn Độ và Nepal. Hoàng tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da thuộc bộ tộc Xa Ky A- Thích Ca.
Thái tử được dì là Ma Ha Ba Xệ Da Đề nuôi dưỡng. Tên lúc thân sinh của Đức Phật là Si Đắc Ta Tất Đạt Đa họ Cồ Đạt bộ Thích Ca. Tên mà các tín đồ gọi ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni, có nghĩa là: Mâu Ni là thánh nhân, chỉ Đức Phật, Thích Ca là họ của ngài.
Ngày hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử tựa như có điềm lành rọi khắp nhân gian. Có 1 vị đạo sư già A Si Ta A Tư Đà từ Hy Mã Lạp Sơn đến xem tướng cho thái tử, vị đạo sư thấy tướng thánh nhân bất giác vừa sung sướng vừa buồn. Người vui vì có một vị thánh nhân đến nhân gian, người buồn vì tuổi đã già không có thể nào chờ để nghe những lời hay của Đức Phật.
Thái Tử được dạy dỗ toàn vẹn về văn chương lẫn võ thuật. Lên 7 tuổi được các bậc thầy trong thiên hạ giảng dạy, 7 tuổi đến 12 tuổi thông thạo 5 cuốn sách hay, và 4 sách thánh, 13 tuổi học về võ thuật theo dòng đẳng cấp võ tướng. Nhất là về tài bắn cung, tương truyền về tài bắn cung xuất thần của Đức Phật người bắn xuyên qua 7 lớp trống đồng. Năm 16 tuổi người kết duyên với công chúa A Du Đà La và sống một cuộc đời hạnh phúc suốt 13 năm sau đó.
1.2. Quá trình trưởng thành và chặng đường ngộ đạo của Thích Ca Mâu Ni
Sau này khi thành Phật, người nói với các tỳ kheo về cuộc đời của người. Ta máy mắn được nuôi dưỡng tế nhị, quá sức tế nhị trong cung của phụ vương ta, các hồ nước được xây nên một hồ có sen trắng, một hồ co sen đỏ. Tất cả đều phục vụ cho ta. Không một khư chiêng đằng nào ta dùng. Ba lâu đài được xây cho ta, một cho mùa hạ, một cho mùa đông và một phục vụ vào mùa mưa, lâu đài mùa mưa được các vũ công đàn hát xung quanh.
Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu
Nhưng với bản tính thương người và lòng giác ngộ cao độ, người đã ngộ ra sự tạm bợ của vật chất, của cải thế gian, thấy rõ những bất công trong xã hội. Sớm có ý xuất gia tu hành cứu độ chúng sinh.
Một ngày nọ ra ngoài thành dạo chơi, và được tiếp xúc với những sự thật đen tối đến đáng sợ. Người thấy sự bất công, thấy nghèo đói, bệnh tật, thấy người sắp tạ thế, thấy xác chết, thấy một vụ hành tu bước đi mãn nguyện. Ngài tự nghiệm thấy mình mặc dù là thái tử con vua không thoát khỏi cảnh già, đau, chết.
Hình ảnh sự siêu thoát mãn nguyện của vị tu sĩ sớm giúp thái tử thấy được con đường giác ngộ vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh. Con đường đi tới cõi Niết Bàn mới bất tử. Từ đó thái tử quyết rũ bỏ vinh hoa, xuất gia cầu Đạo.
Lâu đài hay cung điện, vinh hoa không phải là nơi thích hợp để thái tử ở lại, lòng nặng trĩu tình thương với chúng sinh, thế rồi vào một đêm người quyết định ra đi. Trước khi đi người ghé vào cung nơi công chúa đang ngủ cùng người con trai, người rất thương vợ và con nhưng tình yêu thương chúng sinh nhân loại đang chịu những thống khổ ngoài kia còn lớn hơn.
Người ra đi một mình, đến bờ sông A No Ma người cạo đầu, râu tóc, khoác lên mình bộ áo đơn giản màu vàng của người tu sĩ, đầu phơi sương, chân không, người bình thản bước đi trong nắng khắc nghiệt, trong mưa lạnh, chỗ ở không cố định, có khi ngồi dưới bóng cây, có khi ngủ trong hang đá. Một lòng mang theo lý tưởng tìm đến sự giải thoát, ý nghĩa nhân sinh, của hạnh phúc, của sự giải thoát tìm đến cõi Niết Bàn. Năm ấy người tròn 29 tuổi.
>> Xem thêm: https://adidaphat.gn.com.vn/kinh