Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đây là một dạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, nguyên nhân gây bệnh là do glucose trong máu tăng quá cao. Đây là bệnh đái tháo đường Type 2, gặp ở độ tuổi trưởng thành , lứa tuổi hay hặp gặp là tuổi trung niên.
Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể bệnh nhân vẫn sản sinh insulin
Đặc biệt, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là vấn đề khá nhiều người đang phải đối mặt, đây chính là đái tháo đường type 2. Đối với dạng bệnh này, cơ thể của bệnh nhân vẫn sản sinh ra insulin, nhưng cơ thể lại không sử dụng được Insulin 1 cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao đái tháo đường type 2 là được gọi là dạng không phụ thuộc insulin.
Trên thực tế, đa phần bệnh nhân đái tháo đường type 2 đều ở trong độ tuổi trung niên, rất ít người thuộc nhóm thanh thiếu niên. Tốt nhất, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe.
>> Tham khảo: bệnh tiểu đường type 1
2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo đường type 2 có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, chính vì vậy mọi người khá quan tâm tới các yếu tố gây bệnh. Dựa vào thông tin này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Như đã phân tích ở trên, người ngoài 40 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 rất cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người thuộc độ tuổi trung niên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên
Bên cạnh đó, tình trạng đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì, kể cả trẻ em. Chế độ sinh hoạt kém khoa học, ít vận động thể dục thể thao cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành các dạng bệnh đái tháo đường. Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, chúng ta nên xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh hơn, duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế tình trạng thừa cân…
Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu hoặc các chị em phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cẩn trọng. Các bác sĩ cho biết đây là nhóm đối tượng rất dễ bị đái tháo đường type 2.
Nếu gia đình có người thân bị bệnh đái tháo đường, bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có khả năng di truyền khá cao.
>> Xem thêm: bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không