2022-12-18 17:04:33vuminhkyanh

Đối tượng nào dễ bị tiền tiểu đường?

Tiền tiểu đường là gì

Tiền tiểu đường hay còn được gọi là tiền đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn dung nạp đường khi đói. Đây là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2, xuất hiện khi đường huyết (lượng đường trong máu) cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để coi là bệnh tiểu đường. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm, người bị tiền tiểu đường sẽ chuyển sang mắc tiểu đường tuýp 2.

Tiền tiểu đường là bước đệm của tiểu đường tuýp 2

Tiền tiểu đường là bước đệm của tiểu đường tuýp 2

Các chuyên gia cho biết, phần lớn người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều bị tiền tiểu đường trước đó. Tuy nhiên họ không phát hiện sớm nên không điều trị. Đến khi đi khám thì đã chuyển sang giai đoạn bệnh tiểu đường.

Điều trị bệnh tiểu đường khó khăn hơn nhiều điều trị tiền tiểu đường. Người bệnh sẽ cần dùng thuốc suốt đời và bệnh không thể chữa khỏi. 

Đối tượng nào dễ bị tiền tiểu đường?

Nguyên nhân gây tiền tiểu đường là do cơ thể gặp khó khăn khi sử dụng insulin, hay còn gọi là kháng insulin. Insulin là hormone cần thiết để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào và chuyển thành năng lượng. Nếu insulin hoạt động không tốt, bạn có thể bị tích tụ quá nhiều glucose trong máu. Và biểu hiện thành lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường

Một số đối tượng sau đây sẽ dễ bị kháng insulin hơn, do đó nguy cơ mắc tiền tiểu đường cũng cao hơn:

  • Những người có bố mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là vòng bụng lớn
  • Người ít vận động.
  • Người trên 45 tuổi.
  • Người bị tăng huyết áp, cholesterol cao, bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu bạn thừa cân và có 1 trong các yếu tố trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết hàng năm. Trường hợp bạn không có yếu tố nguy cơ nào, việc sàng lọc tiền tiểu đường. tiểu đường sẽ được thực hiện 3 năm 1 lần bắt đầu từ khi bạn 45 tuổi.

Nguy cơ mắc tiền tiểu đường, tiểu đường tăng lên theo cân nặng.

>> Tham khảo: thuốc tiểu đường tốt nhất

Các triệu chứng nhận biết tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường có thể tiến triển âm thầm không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy da sạm ở nách, cổ, khuỷu tay, khát nhiều, nhìn mờ, mệt mỏi, đói hoặc đi tiểu nhiều hơn thì đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị tiền tiểu đường.

Làm thế nào để chẩn đoán tiền tiểu đường?

Để chẩn đoán tiền tiểu đường, bạn sẽ cần kiểm tra 1 trong 2 chỉ số đường huyết sau. Bao gồm:

  • Chỉ số đường huyết khi đói: Bạn không thể ăn bất cứ thức ăn gì trong vòng 8h trước khi làm xét nghiệm đường khi đói. Vì vậy, bạn nên kiểm tra vào buổi sáng. Nếu kết quả đường huyết của bạn từ 100 - 125 mg/dl hay 5.6 - 6.9 mmol/l, bạn đã bị tiền tiểu đường.
  • Chỉ số đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose: Xét nghiệm này cũng yêu cầu nhịn ăn uống trước đó 8 tiếng. Ban đầu bác sĩ sẽ lấy máu khi đói. Sau đó sẽ cho bạn uống 75g đường. Hai giờ sau, bạn sẽ được đo đường huyết. Bạn sẽ bị chẩn đoán tiền tiểu đường nếu lượng đường trong máu sau 2h từ 140 - 199 mg/dl (7.8 - 11 mmol/l).

Hiện nay, người ta còn chẩn đoán tiền tiểu đường bằng chỉ sHbA1c, tức là lượng đường được gắn với Hemoglobin của hồng cầu. Nếu Hba1c của bạn từ 5.7 - 6.4 %, bác sĩ cũng chẩn đoán bạn bị tiền tiểu đường.

>> Xem thêm: các loại bánh cho người tiểu đường