2022-12-06 15:53:32vuminhkyanh

Tác động của cơm trắng đến chỉ số đường huyết

Tiểu đường nên ăn gì thay cơm - Tác động của cơm trắng đến chỉ số đường huyết

Cơm trắng là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á khác, đặc biệt một số người lớn tuổi có thói quen phải ăn cơm hàng ngày.

Tuy nhiên, cơm trắng là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, có chỉ số đường huyết GI = 83 (cao), nên sau khi ăn cơm trắng, lượng đường trong máu có thể tăng cao đột ngột. 

Với người bình thường, thường xuyên vận động, các hoạt động sau hằng ngày sẽ giúp tiêu hao năng lượng sau khi ăn cơm và điều chỉnh chỉ số đường huyết về mức bình thường.

Vậy ăn nhiều cơm gạo trắng có bị tiểu đường không? Cơm trắng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng năng lượng dư thừa do ăn nhiều gạo trắng nếu không được tiêu hao bằng chế độ vận động, tập luyện phù hợp mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đây là lý do tại sao những người nông dân hoặc công nhân cần làm việc nặng rõ ràng ăn nhiều cơm gạo trắng nhưng lại có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người làm việc văn phòng.

>> Tham khảo: khoai mì có tốt cho người tiểu đường không

2. Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không?

Bởi vì tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, nghĩa là dù lượng đường trong máu tăng cao nhưng cơ thể không còn khả năng điều chỉnh glucose máu về mức an toàn, từ đó dẫn đến các tổn thương nguy hiểm.

Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường vẫn giữ thói quen ăn nhiều cơm trắng mỗi ngày sẽ gây ra các tác động xấu đến tình trạng bệnh:

  • Tinh bột trong cơm trắng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, tuyến tụy sẽ phải làm việc nhiều hơn để làm giảm lượng đường trong máu (tuyến tụy của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không còn hoạt động hiệu quả).

  • Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI = 83)

Vậy nên, người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng không thì đáp án là không, bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế ăn cơm trắng mà thay vào đó là các thực phẩm khác có hàm lượng đường thấp hơn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm để đường huyết không tăng?

Tinh bột trong gạo trắng khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành đường gây tăng đường huyết sau ăn

3. Người bị tiểu đường được ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày?

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn cơm trắng ra khỏi thực đơn hằng ngày, nhưng cần giảm bớt lượng thức ăn giàu tinh bột này so với người bình thường.

Người mắc bệnh tiểu đường nên điều chỉnh lượng cơm trong mỗi bữa ăn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Dựa vào từng giai đoạn của bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhất.

Thông thường, một người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 45-60g tinh bột trong mỗi bữa ăn, tương đương với một bát cơm trắng.

Đồng thời, trong bữa ăn người bệnh cần ăn kèm với những món ăn dinh dưỡng bổ sung protein từ thực vật, chất béo lành mạnh, quan trọng nhất là chất xơ.

Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau trước khi ăn cơm và các món ăn khác sẽ giúp làm giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

>> Xem thêm: tiểu đường nên ăn gì thay cơm