Luật thừa kế đất đai
Văn bản ghi chép phải được công chứng trong vòng 05 ngày kể từ khi người di chúc miệng thể hiện ý chí, nguyện vọng cuối cùng.
1. Điều kiện lập di chúc hợp pháp theo luật thừa kế đất đai mới nhất
- Người lập di chúc vẫn còn sáng suốt, minh mẫn trong quá trình lập di chúc. Không có tác động chủ quan, không bị đe dọa, lừa dối hoặc cưỡng ép.
- Hình thức di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Bắt buộc phải lập thành văn bản với di chúc của người từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và được người giám hộ hoặc cha, mẹ đồng ý.
- Bắt buộc phải lập thành văn bản với di chúc của người không biết chữ hoặc bị hạn chế về thể chất và chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự.
- Di chúc miệng được pháp luật công nhận nếu người lập di chúc thể hiện ý chí, nguyện vọng cuối cùng trước mặt tối thiểu 02 nhân chứng. Ngay sau đó, những nhân chứng có mặt phải ghi chép lại, cùng điểm chỉ tay hoặc ký tên vào văn bản ghi chép đó.
Như vậy, so với luật thừa kế đất đai 2017, luật thừa kế đất đai 2020 công nhận di chúc miệng vẫn có tính pháp lý nếu tuân thủ đúng theo quy định.
2. Điều kiện thừa kế theo luật thừa kế đất đai mới nhất
Hàng thừa kế theo luật đất đai hiện hành được quy định như sau:
+ Hàng thứ nhất: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người lập di chúc.
+ Hàng thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, cháu ruột, anh/chị/em ruột, của người lập di chúc.
+ Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của người lập di chúc.
Theo đó, những người đứng cùng hàng thừa kế có quyền được hưởng phần tài sản tương đương nhau theo quy định.
Trong trường hợp người ở hàng thừa kế trước đã chết, bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận hoặc không có quyền hưởng di sản. Người ở hàng thừa kế sau có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định.
Bất động sản Nhà Đất Mới: https://gab.com/bdsndm
3. Quy định về họp mặt những người thừa kế
3.1. Quy định về công bố di chúc, mở thừa kế
Khi có thông báo về việc công bố di chúc hoặc mở thừa kế, những người có quyền thừa kế họp mặt để thống nhất những vấn đề sau:
– Nếu người để lại di sản không chỉ định người phân chia, quản lý tài sản. Các đồng thừa kế thống nhất người thực hiện phân chia, quản lý và xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của những người này.
– Cách thức, phương pháp phân chia di sản.
– Mọi thỏa thuận, thống nhất của các thừa kế có mặt phải được ghi chép thành văn bản và công chứng đầy đủ.
Theo luật thừa kế đất mới nhất, thời hạn trong vòng 10 năm kể từ khi công bố di chúc. Nếu các thừa kế có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế và không xảy ra tranh chấp, thì di sản đó được quy định tài sản chung của các thừa kế.
Hoặc sau khi hết thời hạn 10 năm, các đồng thừa kế không xảy ra tranh cãi về hàng thừa kế và đều thừa nhận chưa chia tài sản do người chết để lại. Di sản thừa kế đó được quy định là tài sản chung của các thừa kế.
Xem Thêm: Quy định phân chia tài sản theo Luật thừa kế đất đai không có di chúc
3.2. Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế năm 2020
Luật thừa kế đất đai 2020 cũng quy định, khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thì quyền thừa kế sẽ không được áp dụng thời hiệu khởi kiện. Mà áp dụng các quy định của pháp luật về phân chia tài sản chung và cần phân biệt như sau:
+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không xảy ra tranh chấp và thỏa thuận phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản chung đó sẽ được tiến hành theo di chúc nếu các thừa kế có nhu cầu.
+ Trường hợp các đồng thừa kế thống nhất việc phân chia tài sản được hưởng nhưng không có di chúc. Việc phân chia tài sản chung đó sẽ được tiến hành theo sự bàn bạc giữa các bên có quyền nhận thừa kế.
+ Trường hợp các đồng thừa kế không thống nhất về việc chia tài sản được hưởng do không có di chúc. Việc phân chia tài sản chung đó sẽ được tiến hành theo quy định phân chia tài sản chung của pháp luật.
+ Trường hợp người đã khuất để lại di sản cho các thừa kế nhưng họ không được trực tiếp sử dụng, quản lý. Mà di sản đó đang cho mượn, thuê, quản lý theo uỷ quyền hoặc do người khác chiếm đoạt bất hợp pháp, thì các thừa kế có quyền khởi kiện để đòi lại di sản.
Trên đây là chia sẻ của Nhà Đất Mới về những điểm cần lưu ý trong luật thừa kế đất đai mới nhất năm 2020. Nếu bạn đang quan tâm đến những nội dung tương tự, hãy theo dõi các viết tiếp theo để có thêm nhiều tư vấn pháp lý chính xác, hiệu quả.