2022-04-18 14:46:05asdjvje

Tài sản lưu động là gì? Phân loại tài sản lưu động

Trong doanh nghiệp, có nhiều loại tài sản khác nhau và mỗi loại đều giữ những vai trò riêng. Trong đó, tài sản lưu động là không thể thiếu, quyết định 

Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động, còn được gọi là tài sản ngắn hạn, là những loại tài sản bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chứng khoán có thể bán và những tài sản có khả năng đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn. Nói dễ hiểu thì tài sản ngắn hạn là tài sản có khả năng luân chuyển tốt, thu hồi vốn cao trong thời gian tối đa là 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh (nếu trên 1 năm).

Khái niệm tài sản lưu động

Khái niệm tài sản lưu động

Tài sản này có nhiều hình thái khác nhau, hình thái của tài sản lưu động là gì phụ thuộc vào cách thức doanh nghiệp đó vận hành. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất thì tài sản lưu động sẽ là chi phí vật tư, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,... Còn doanh nghiệp thương mại thì sẽ là hàng hóa mua về để bán lại.

Tài sản lưu động có khả năng thanh toán cao, có thể chuyển thành tiền mặt dễ dàng hơn so với các loại tài sản cố định. Tài sản lưu động sẽ không giữ nguyên hình thái mà sẽ thay đổi liên tục. Ví dụ như từ tiền chuyển thành nguyên vật liệu, nguyên vật liệu chế biến thành sản phẩm, sản phẩm sau khi bán ra sẽ chuyển thành tiền. Ngoài ra, các loại đầu tư ngắn hạn, các khoản nợ phải thu cũng được tính là tài sản lưu động.

Các loại tài sản lưu động

Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động thường được phân thành các loại chính sau đây:

Tiền

Bao gồm tất cả các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, các loại tiền dưới dạng ngoại tệ, séc hoặc trong thẻ của được tính vào tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động bằng tiền mặt

Tài sản lưu động bằng tiền mặt

Kim loại quý

Các kim loại quý như vàng, bạc, đá quý mà doanh nghiệp nắm giữ cũng được tính vào tài sản lưu động. Các kim loại này https://toptradingforex.com/ cho biết được giao dịch rất nhiều trên thị trường quốc tế, có khả năng thanh toán rất cao, gần bằng với tiền mặt. Chúng có thể mang đi bán và thu tiền về ngay lập tức.

Tài sản tương đương tiền

Đây là những loại tài sản dễ bán, có thể chuyển đổi chúng thành tiền mặt dễ dàng khi cần dùng. Các loại tài sản này phổ biến thường là chứng khoán doanh nghiệp, ký phiếu thương mại, hối phiếu, bộ chứng từ,... Những tài sản này đôi khi lại không được tính là tài sản lưu động nếu khả năng chuyển đối kém, ví dụ như không phải chứng khoán nào cũng được xem là ngắn hạn.

Phí trả trước

Đây là mức phí mà doanh nghiệp trả trước cho bên bán hoặc nhà cung cấp, để mua về sản phẩm nào đó trong tương lai. Loại tài sản này có rủi ro nếu bên kia không giao hàng thì doanh nghiệp có thể sẽ mất toàn bộ số tiền đã chuyển.

Các khoản phải thu

Đây là phần chiếm tỷ trọng rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất. Trong hợp đồng thương mại, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải giao hàng trước rồi mới được khách hàng thanh toán. Tuy nhiên, tài sản này tồn tại rủi ro khách hàng thanh toán trễ hoặc không thanh toán. Lúc đó, doanh nghiệp có thể sẽ mất trắng lượng hàng hóa mà mình đã giao

Hàng hóa vật tư

Hàng hóa vật tư được tính vào trong danh mục hàng tồn kho. Hàng tồn kho bao gồm các nguyên vật liệu, sản phẩm,... Chúng tồn kho không phải không bán được, mà là để dự trữ nhằm đảo bảo không thiếu hụt nguồn cung trong chuỗi sản xuất và cung ứng.

Chi phí chờ phân bổ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có rất nhiều nguyên vật liệu và chi phí phát sinh nhưng chưa thể phân bổ phù hợp vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Các chi phí này sau đó sẽ được cộng gộp và giá thành sản phẩm sau đó.

Trên đây là thông tin cơ bản về tài sản lưu động là gì và phân loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức này sẽ góp phần giúp bạn phân bổ tốt hơn nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.